Chứng chỉ hành nghề Y sĩ Y học cổ truyền: Điều kiện, thủ tục cấp

Dù làm nhà nước hay tư nhân, mỗi y sĩ YHCT đều phải có chứng chỉ hành nghề Y sĩ y học cổ truyền. Chứng tỏ y sĩ đó đủ điều kiện hành nghề, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

Do vẫn còn nhiều Y sĩ chưa rõ về giấy phép này, cũng như điều kiện, hồ sơ và thủ tục cấp phép, Trường Cao Đẳng Công Nghệ Y – Dược Việt Nam sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Chứng chỉ hành nghề Y sĩ y học cổ truyền
Chứng chỉ hành nghề Y sĩ y học cổ truyền (giấy phép hành nghề y học cổ truyền)

Chứng chỉ hành nghề Y sĩ Y học cổ truyền là gì?

Chứng chỉ hành ngành nghề Y sĩ y học cổ truyền là giấy phép được cấp cho những Y sĩ đã được đào tạo và hành nghề lâu năm. Là một cột mốc đặc biệt quan trọng mà bất kỳ Y sĩ hay người trong nghề đều hướng đến. 

Bản thân người Y sĩ khi đáp ứng đủ các yêu cầu của nhà nước quy định, sẽ nhận được cấp chứng chỉ hành nghề Y sĩ y học cổ truyền. Giấy phép này chỉ được cấp một lần và có giá trị trên toàn quốc. Nội dung của chứng chỉ bao gồm:

  • Họ và tên, thông tin cơ bản, bằng cấp chuyên môn.
  • Hình thức hành nghề
  • Phạm vi chuyên môn hoạt động.

Chứng nhận hành nghề Y sĩ Y học cổ truyền Cũng như công cụ để quản lý và giám sát đạo đức của người hành nghề Y sĩ. Do đó, đòi hỏi người Y sĩ cần liên tục trau dồi chuyên môn và cập nhật tiến bộ Y học.

chứng chỉ hành nghề y học cổ truyền
Chứng chỉ y học cổ truyền là giấy phép quan trọng để hành nghề Đông y

Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề y học cổ truyền

Để cấp chứng chỉ hành nghề, một Y sĩ Y học cổ truyền cần phải đáp ứng đủ các yêu cầu được quy định trong LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH (Luật số 40/2009/QH12). Để bạn hiểu ngắn gọn, Trường Cao Đẳng Công Nghệ Y – Dược Việt Nam đã tổng hợp các quy định quan trọng vào bảng dưới đây:

Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghềĐối với Người Việt NamĐối với Người nước ngoài hành nghề tại Việt Nam/Người Việt Nam định cư ở nước ngoàiĐối với trường hợp bị thu hồi, mất và muốn cấp lại chứng chỉ hành nghề
Phải có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận dưới đây:

  • Văn bằng chuyên môn liên quan đến Y tế được cấp và công nhận tại Việt Nam
  • Giấy chứng nhận là lương y
  • Giấy chứng nhận là cá nhân có bài thuốc hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc hay có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Đáp ứng được yêu cầu cũng như có giấy chứng nhận về sức khỏe.
Không phải đối tượng thuộc các trường hợp sau: 

  • Đang trong thời gian bị cấm hành nghề
  • Bị cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn Y Dược theo bản án, quyết định từ Tòa án
  • Cá nhân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự
  • Cá nhân hiện trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh
  • Cá nhân đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh
  • Cá nhân gặp tình trạng mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ quy định tại điều 23.
Sở hữu lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Có giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Có giấy chứng nhận đã cập nhật kiến thức Y khoa liên tục.

Ngoài ra, theo Điểm b Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề đối với y sỹ như sau:

“Điều 24. Xác nhận quá trình thực hành

Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:

a) 18 tháng thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sĩ;

b) 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sĩ

2. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về quá trình thực hành cho người đã thực hành tại cơ sở của mình, bao gồm nội dung về thời gian, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.”

Nguồn tham khảo: Luật số 40/2009/QH12 (Độc giả muốn đọc rõ hơn có thể xem tại đây)

Hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề Y sĩ YHCT cần chuẩn bị

Sau khi đáp ứng các yêu cầu trên, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để yêu cầu cấp hoặc cấp lại chứng chỉ hành nghề y sĩ Đông y. Đối với 3 đối tượng được nêu trên, tương ứng với các yêu cầu cụ thể khi nộp hồ sơ như sau:

Đối với Người Việt NamĐối với Người nước ngoài hành nghề tại Việt Nam/Người Việt Nam định cư ở nước ngoàiĐối với trường hợp bị thu hồi, mất và muốn cấp lại chứng chỉ hành nghề
Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề
Bản sao hợp pháp các chứng chỉ và bằng cấp chuyên môn
Giấy xác nhận đã qua thực hành ở cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hợp pháp
Giấy khám sức khỏe
Phiếu lý lịch tư pháp
Sơ yếu lý lịch có xác nhận
Văn bản xác nhận biết tiếng Việt hoặc hồ sơ của người phiên dịch
Giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp
Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghềCá nhân thuộc đối tượng quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 29 Luật số 40/2009/QH12
Giấy chứng nhận cập nhật kiến thức Y khoa liên tụcCá nhân thuộc đối tượng quy định tại điểm c, d, đ, e, g khoản 1 Điều 29 Luật số 40/2009/QH12

Tìm hiểu: Chương trình đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền học những môn gì?

Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề Y sĩ Y học cổ truyền

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ

Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề gửi 01 bộ hồ sơ về Sở Y tế tỉnh. Thành phần hồ sơ như đã nêu ở trên, bao gồm:

– Đơn đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề y học cổ truyền (tự viết), kèm 2 ảnh 4×6

– Bản sao hợp pháp các chứng chỉ và bằng cấp chuyên môn.

– Sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND nơi cư trú hoặc thủ trương cơ quan.

– Giấy khám sức khoẻ.

– Giấy xác nhận đã qua thực hành ở cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hợp pháp.

– Bản photo CMND/CCCD.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Sau khi nộp hồ sơ, bạn sẽ nhận được Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc có sai sót, cơ quan tiếp nhận sẽ thông báo cho bạn để hoàn chỉnh hồ sơ.

Bước 2: Xem xét đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề

Để xây dựng các tiêu chuẩn công nhận, hình thức cập nhật, quy định, xác nhận các thông tin quan trọng,… Hội đồng tư vấn sẽ được thành lập. Với trường hợp là người nước ngoài hay chứng chỉ từ nước ngoài, thời hạn xem xét kéo dài đến không quá 180 ngày.

Bước 3: Cấp chứng chỉ hành nghề Y sĩ Y học cổ truyền

Trong vòng 60 ngày, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế phải cấp chứng chỉ hành nghề. Trong trường hợp không được cấp, cơ quan tiếp nhận sẽ phản hồi bằng văn bản và giải thích lý do.

Đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ: Trong vòng 30 ngày, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế phải cấp lại chứng chỉ hành nghề; nếu không cấp lại chứng chỉ, phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do.

chứng chỉ y học cổ truyền
Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền

Chứng chỉ hành nghề Y học cổ truyền được cấp trước ngày 01/01/2024 phải chuyển đổi sang Giấy phép hành nghề Y học cổ truyền

Theo Điều 121 Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023 quy định, chứng chỉ hành nghề Y được cấp trước ngày 01/01/2024 được chuyển đổi sang giấy phép hành nghề Y theo lộ trình do Chính phủ quy định, và thực hiện việc gia hạn theo định kỳ 05 năm một lần kể từ ngày chuyển đổi theo quy định của Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023.

Như vậy, trước đây gọi là Chứng chỉ hành nghề Y học cổ truyền, nhưng kể từ sau năm 2024 trở đi, sẽ được chuyển đổi thành Giấy phép hành nghề Y học cổ truyền.

Theo Điều 26, Luật 15/2023/QH15 khám bệnh, chữa bệnh, chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề bao gồm:

a) Bác sỹ;

b) Y sỹ;

c) Điều dưỡng;

d) Hộ sinh;

đ) Kỹ thuật y;

e) Dinh dưỡng lâm sàng;

g) Cấp cứu viên ngoại viện;

h) Tâm lý lâm sàng;

i) Lương y;

k) Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

Nếu bạn chưa biết học y sĩ y học cổ truyền ở đâu, hiện đang có nguyện vọng học lên Y sĩ y học cổ truyền bậc Cao đẳng, Trường Cao Đẳng Công Nghệ Y – Dược Việt Nam hiện đang mở tuyển sinh ngành Cao đẳng Y sĩ y học cổ truyền như sau:

TUYỂN SINH Y SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN

Xét tuyển học bạ
Điểm trung bình chung học bạ THPT > 6.0
Xét tuyển kết quả thiĐiểm thi nhóm ngành THPT QG > 12 điểm
Liên thông, Văn bằng 2 Y học cổ truyềnTốt nghiệp TC/CĐ/ĐH cùng ngành/ khác ngành
Thời gian đào tạo30 tháng 
Học phí 2.300.000 VNĐ/tháng 
Ưu đãiGiảm 70% học phí
Đầu raY Sĩ y học cổ truyền
Bậc đào tạoCao đẳng
Bằng cấpChính quy
Trường đào tạoCao Đẳng Công Nghệ Y – Dược Việt Nam
Phòng tư vấn tuyển sinh0901342414
Xem thông tin tạihttps://zalo.me/g/koxigm815

 

văn bằng 2 y sĩ đa khoa

Xét tuyển thẳng Y sĩ y học cổ truyền HCM, TP Hà Nội, Đà Nẵng bằng cách Đăng ký vào biểu mẫu sau đây, phòng tuyển sinh sẽ liên hệ lại với bạn trong thời gian sớm nhất:

Chương trình Tuyển sinh Y sĩ Y học cổ truyền năm học 2024 đang được nhiều bạn săn đón, dành cho các đối tượng mong muốn MỞ PHÒNG KHÁM Y học cổ truyền của riêng mình. Bằng Cao Đẳng Y học cổ truyền có giá trị hành ngành Y sĩ Đông y. 

Để biết các thông tin tuyển sinh khác, mọi chi tiết xin liên hệ:

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ Y – DƯỢC VIỆT NAM

– Địa chỉ: Số 40 Đ. Trần Cung, Nghĩa Tân, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

– Điện thoại: 0901342414 (phòng Tuyển sinh)

– Website: Caodangydvn.com

Một số câu hỏi thường gặp khi xin cấp chứng chỉ hành nghề Y sĩ y học cổ truyền

Xoay quanh vấn đề thắc mắc về cấp Chứng chỉ hành nghề Y sĩ y học cổ truyền, Trường Cao Đẳng Công Nghệ Y – Dược Việt Nam xin được giải đáp một số câu hỏi như sau:

Chứng chỉ hành nghề Y sĩ y học cổ truyền có thời hạn bao lâu?

Điều 27 Luật Khám, bệnh chữa bệnh 2023 quy định về chứng chỉ hành nghề y như sau:

1. Mỗi người hành nghề chỉ được cấp 01 giấy phép hành nghề có giá trị trong phạm vi toàn quốc.

2. Giấy phép hành nghề có thời hạn 05 năm.

Như vậy, từ 01/01/2024, chứng chỉ hành nghề Y sĩ YHCTcó thời hạn là 05 năm.

Hành nghề y học cổ truyền mà không có chứng chỉ bị xử lý như thế nào?

Theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, người thực hiện hành động khám bệnh, điều trị bệnh mà chưa có chứng chỉ hành nghề có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Trong trường hợp việc khám, điều trị bệnh gây ra các hậu quả nghiêm trọng như gây tử vong hoặc tàn tật cho bệnh nhân, người thực hiện hành động đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội vi phạm các quy định về khám bệnh, điều trị bệnh, sản xuất, pha chế, cung cấp, bán thuốc hoặc cung cấp dịch vụ y tế khác. Hình phạt có thể từ 1 năm đến 15 năm tù, và có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhận chức vụ hoặc hành nghề từ 1 năm đến 5 năm.

hoc y si y hoc co truyen

Trên đây là những thông tin quan trọng về điều kiện, hồ sơ và thủ tục cấp chứng chỉ, giấy phép hành nghề Y sĩ y học cổ truyền. Trước khi mở phòng chẩn trị hoặc hành nghề trong lĩnh vực YHCT, các Y sĩ cần hiểu luật và được cơ quan có thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề y học cổ truyền. Mong rằng qua những thông tin trên, bạn đọc có thể tự tin và chuẩn bị đầy đủ để sở hữu chứng chỉ giá trị này.

Gọi để được tư vấn